Di tích Bà Rịa: Dinh Bà Cố

Dinh Bà Cố hay còn được gọi là Dinh Cố được xây cất trên đỉnh cao nhất của núi Dinh Cố, còn có tên là đỉnh Cô Sơn, thuộc địa phận huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Từ Vũng Tàu theo quốc lộ 51 về hướng Thành phố Hồ Chí Minh, tới ngã ba rẽ vào thành phố Bà Rịa, theo hướng tay trái đi về phía Long Hải khoảng 3km nhìn sang phía tay trái sẽ thấy một ngọn núi nhỏ nằm giữa cánh đồng xã Tam An. Trên đỉnh núi có một ngôi nhà, nhìn từ xa lại giống như một chiếc nón khổng lồ úp xuống thảm cỏ xanh, đó chính là Dinh Bà Cố.

Tương truyền rằng cố là người miền Trung, không ai biết bà tên họ là gì, bà mất ngoài biển sóng dạt vào bờ, dân làng vớt và chôn cất bà. Bà ứng nghiệm về cục đá hay ngồi trông ra biển. Theo người xưa kể lại, vào một ngày mưa to gió lớn có nhóm thương thuyền người Thanh xuống biển Nam Hải gặp cơ gió lớn thuyền sắp chìm. Bà ẩn trong núi tu hành, thấy vậy liền xuất hiện độ cho nhóm thuyền thoát khỏi cơn gió bão. Kể từ đó Bà ẩn hiện thường xuyên, mấy vị kỳ lão địa phương vái đâu được đó. Từ đó người dân lập miếu thờ bà vào năm Kỷ Dậu (1789), lúc đầu chỉ là những căn nhà lá, sau đó được dựng lại kiên cố hơn nhưng một phần đã bị hư hại nên vào những dịp hội làng đã nhiều lần tổ chức sửa sang lại. Năm 1987, Dinh Bà Cố được xây thêm nhà khách và sân khấu võ ca để phục vụ khách thập phương trong những ngày diễn ra lễ hội. Lễ vía Bà Cố được tổ chức trong hai ngày 22 và 23/3 (âm lịch), có chiêng trống, có học trò lễ và ba năm một lần có biểu diễn những vở tuồng cổ, tuồng tích thu hút đông đảo du khách tham dự.

Dinh Bà Cố Bà Rịa

Dinh Bà Cố nằm lân cận với Tổ Đình Thiên Thai, Chùa Thiên Bửu Tháp và gần  các điểm nghỉ dưỡng nên rất thuận lợi cho việc du khách có thể kết hợp viếng Dinh với việc tham quan các điểm du lịch, tắm biển và thưởng thức hải sản địa phương.